PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM SÁCH
TRƯỜNG THCS MẠC THỊ BƯỞI
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 6/2020

Cuốn sách:“ Thi nhân Việt Nam”  

                  Kính thưa quý thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!

 Để chuẩn bị cho thi kiểm tra học kì II và kì thi  vào lớp 10 THPT sắp tới, hôm nay thư viện trường THCS Mạc Thị Bưởi xin trân trọng giới thiệu tới quý thầy cô và các em học sinh cuốn sách: “Thi nhân Việt Nam”.

Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài ThanhHoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Chính những lý do đó, đồng thời nhằm giúp các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi học kỳ sắp tới cô xin trân trọng giới thiệu đến các em cuốn sách " Thi nhân Việt Nam "

Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên, và cho đến nay (2013) cuốn sách đã được tái bản rất nhiều lần.

Hoàn cảnh ra đời

Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), cũng là thời điểm quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" của Hoài Thanh đang ở đỉnh cao. Gọi là "đỉnh cao" vì thời gian sau 1941, theo cách mạng, quan niệm của Hoài Thanh chuyển dần thành "nghệ thuật vị nhân sinh" cho đến một mức cực đoan là chính ông muốn xóa sổ cuốn Thi nhân Việt Nam bằng những lời chỉ trích "cái tôi" bỉ mị ngày xưa, trong cuốn đó, một cách cực kỳ gắt gao.

Nội dung của tác phẩm

Thi nhân Việt Nam là một cuốn sách phê bình mang tính nghệ thuật ấn tượng, trong đó tác giả đã sử dụng óc chủ quan để cảm nhận và ghi lại những điều cảm nhận đó. Trong phần "Nhỏ to...", lời cuối sách, Hoài Thanh và Hoài Chân đã nói rõ:

"Có lẽ bạn đương chờ tôi phân ngôi thứ trong làng thơ xem ai nhất, ai nhì... Bạn sẽ thất vọng. Tôi chỉ ghi cảm tưởng xem thơ nên bài viết dài ngắn không chừng. Bạn cũng đừng so sánh thơ trích nhiều ít. Ai lại lấy số trang, số dòng mà định giá một nhà thơ ?.

Có lẽ bạn đương chờ những bài nghiên cứu vô tư và khách quan. Bạn cũng sẽ thất vọng. Vô tư thì tôi đã vô tư hết sức, nhưng khách quan thì không. Tôi vẫn có thể vờ bộ khách quan và mặc cho những ý riêng của tôi cái lốt y phục của mọi người. Nhưng việc gì phải khổ thế ? Chạy đi đâu cũng không thoát cái tôi thì tôi cứ là tôi vậy. Hay dở tính trời."

Trong phần "Nhỏ to...", Hoài Thanh - Hoài Chân đã nói rằng tuy họ đã chọn lựa kỹ càng các tác phẩm, các tên tuổi tiêu biểu để đưa vào nhưng vẫn còn những sai sót. Những sai sót không phải nằm trong sách mà nằm ở ngoài: nhiều nhà thơ, bài thơ có giá trị nhưng vì lý do riêng nên không được đưa vào.

Cuốn sách nói về 44 nhà thơ của phong trào thơ mới và thi nhân Tản Đà ở "ghế danh dự", cũng được người đời sau cho là những gương mặt sáng giá nhất của phong trào thơ mới:

Trong số này, người được đưa nhiều bài thơ lên nhất là Xuân Diệu (15 bài), và theo tác giả thì Xuân Diệu còn nhiều bài hay nữa nhưng không tiện đưa vào.

Giá trị

Ngoài những nhận xét rất tế nhị và đắt giá về từng nhà thơ được đưa vào hợp tuyển và về những bài thơ của phong trào thơ mới, cuốn sách còn được coi như là một nguồn tư liệu khá đầy đủ về phong trào thơ mới với bài luận đầu sách: "Một thời đại trong thi ca". Một thời đại trong thi ca đề cập đến nhiều vấn đề bao gồm: Nguồn gốc thơ mới (không chỉ tìm nguồn gốc thơ mới từ sự tiếp xúc với phương Tây, mà trước hết phải tìm nó từ đời sống tinh thần xã hội Việt Nam đương thời); cuộc tranh luận thơ mới-thơ cũ; vài nét về con đường phát triển 10 năm của thơ mới; đặc điểm về hình thức và thể loại; triển vọng trước mắt của thơ mới; tinh thần cốt lõi của thơ mới; tấn bi kịch của cái "tôi" (đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi, mất bề rộng ra đi tìm bề sâu, nhưng càng đi sâu càng thấy lạnh); sự bế tắc sau 10 năm phát triển của thơ mới (với sự xuất hiện của các khuynh hướng thơ bí hiểm như thơ Bích Khê, Nguyễn Xuân Sanh v.v.), đồng thời gợi ý cho các nhà thơ về nỗ lực vượt thoát khỏi sự bế tắc (trở về ngội nguồn dân tộc, tìm đến di sản tinh thần của cha ông, nhất là ca dao).

Ngoài giá trị nội dung, Thi nhân Việt Nam còn được đánh giá là có một giá trị nghệ thuật rất cao. Giọng văn xuôi của Hoài Thanh và Hoài Chân trong cuốn này gần như giọng tâm tình, âm điệu nhẹ nhàng và câu từ duyên dáng, đôi khi cũng rất dí dỏm. Điều dễ nhận thấy khi đọc tác phẩm là tác giả luôn điều hoà, không quá khắt khe với những bài thơ dở cũng như không quá ca ngợi những bài thơ hay.

Hi vọng cuốn sách sẽ là người bạn đáng tin cậy của các em học sinh trên con đường học tập và mang đến nhiều hứng khởi trong việc học tốt môn Văn. Đồng thời, cuốn sách cũng là một tài liệu bổ ích để các em tự tin bước vào những kỳ thi có tính quyết định đối với quá trình học tập lâu dài của mình.

Sách hiện được xếp trong tủ sách tham khảo chung của thư viện nhà trường mời quý thầy cô và các em đón đọc.

                                                                                             Nam Tân, ngày 01tháng 06 năm 2020

           BAN GIÁM HIỆU                                                                  CÁN BỘ THƯ VIỆN

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Công khai dự toán thu - chi ngân sách quý 1 năm 2024 của trường THCS Mạc Thị Bưởi ... Cập nhật lúc : 10 giờ 16 phút - Ngày 17 tháng 4 năm 2024
Xem chi tiết
Quyết định, báo cáo công khai dự toán cấp bổ sung kinh phí năm 2024, danh mục các khoản được cấp bổ sung. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 56 phút - Ngày 28 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Trường THCS Mạc Thị Bưởi công bố công khai các dự toán năm 2024. Bao gồm: Quyết định, báo cáo, tờ trình... ... Cập nhật lúc : 10 giờ 21 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chiều ngày 20/01/2024 Liên đội trường THCS Mạc Thị Bưởi với hơn 40 đội viên ưu tú cùng các thầy cô trong trường đã tổ chức buổi học tập ngoại khóa ,đi thăm địa chỉ đỏ: Khu tưởng niệm Bác Hồ ... Cập nhật lúc : 9 giờ 7 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Trường THCS Mạc Thị Bưởi công khai quyết định và danh sách giáo viên dạy học sinh khuyết tật được hỗ trợ kinh phí học kì II năm học 2022 - 2023 và học kì I năm học 2023 - 2024 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 33 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Chào mừng ngày Hội quốc phòng toàn dân và ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trường THCS Mạc Thị Bưởi đã tổ chức thi đấu cờ vua cho các khối lớp. ... Cập nhật lúc : 20 giờ 56 phút - Ngày 18 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
Trường THCS Mạc Thị Bưởi công khai dự toán bổ sung ngân sách giao năm 2023 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 47 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Công khai tình hình dự toán quý III năm 2023 của trường THCS Mạc Thị Bưởi ... Cập nhật lúc : 7 giờ 37 phút - Ngày 14 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Để chào mừng ngày 20/11/2023. Liên đội trường THCS Mạc Thị Bưởi đã tổ chức trò chơi "Đuổi hình bắt chữ" với chủ đề "Tri ân thầy cô" vào tiết 1 HĐTN ngày 30/10/2023. ... Cập nhật lúc : 16 giờ 15 phút - Ngày 7 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Ngày 18 tháng 9 năm 2023, Trường THCS Mạc Thị Bưởi đã tổ chức truyền thông tới học sinh cách phòng, chống tác hại của thuốc lá. ... Cập nhật lúc : 17 giờ 20 phút - Ngày 3 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
12345678910111213141516